Thiết kế văn phòng nhà ống là kiểu thiết kế văn phòng làm việc tại nhà, đấy là kiểu thiết kế văn phòng làm việc ngay tại nơi ở của giám đốc. Vậy phải thiết kế làm sao để nhân viên mỗi khi đến làm việc cảm thấy thoải mái và không e ngại khi đến nơi làm việc? hãy cùng tham khảo những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.
Vị trí văn phòng làm việc
Vị trí văn phòng làm việc thông thường nên đặt ở dưới tầng 1, có lối đi vào văn phòng riêng không chung với lối đi lên tầng của gia chủ. Điều này sẽ tạo không gian riêng tư cho nhân viên cũng như gia đình của gia chủ. Hãy đảm bảo sự phân chia khu vực rõ ràng giữa gia đình và công việc để tạo hiệu quả làm việc tốt nhất.
Không khí và ánh sáng trong thiết kế văn phòng nhà ống
Nhà ống là kiểu kiến trúc bề rộng hẹp nhưng lại dài về chiều sâu, thế nên hãy đảm bảo thiết kế một không gian làm việc có ánh sáng để nhân viên có thể làm việc hào hứng và hiểu quả nhất, tránh cảm giác tù túng khi làm việc. Ánh sáng và không khí là hai yếu tố quyết định đến khả năng làm việc và năng suất công việc. Vì thể hãy thiết kế làm sao văn phòng luôn luôn có ánh sáng tự nhiên cũng như có không khí lưu thông từ ngoài và trong cũng như từ trong ra ngoài.
Nếu như ánh sáng ở một số khu vực quá ít bạn nên sử dụng những đèn trang trí đủ độ sáng, hãy thêm những vật dụng trang trí hoặc thêm một ít cây cảnh để mang đến một không gian tươi mới nhất, bởi năng lượng tự nhiên của thực vật sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến năng lượng của cá nhân.
Vị trí ngồi trong thiết kế văn phòng nhà ống
Mặc dù diện tích có thể không quá lớn, nhưng hãy thiết kế làm sao để lúc bạn ngồi làm việc lưng không nên quay ra ngoài cửa chính, nếu có thể tốt nhất hãy quay lưng về phía trong hoặc vào trong tường. Đồng thời cũng không nên quay mặt vào tường khi làm việc, tuy nhiên nếu cạnh cửa sổ thì điều đó là vô cùng hợp lý.
Tuy nhiên nếu bắt buộc phải quay mặt vào tường để làm việc để tiết kiệm không gian thì nên treo một bức tranh ở trên tường, hoặc thêm một vài vật phong thủy trên bàn làm việc để giúp đầu óc không bị bí bách khi làm việc.
Xem thêm: Thiết kế chiếu sáng văn phòng làm việc
Màu sắc trong thiết kế văn phòng nhà ống
Với diện tích không quá lớn vì thế nên lựa chọn màu sơn tường có màu sắc sáng như màu kem hoặc màu trắng, nên chọn tông nội thất bên trong có màu sáng để ăn gian thêm khoảng không gian làm việc.
Một chiếc bàn màu trắng hoặc màu gỗ vàng sáng, cũng với những chiếc ghé cùng kiểu nhưng khác màu sắc cũng là điểm độc đáo khiến cho không gian làm việc của mọi người thêm phần sinh động.
Phân cách khu vực làm việc
Nếu như nhà ống có khoảng chiều sâu dài hay phân tách khu vực làm việc, hay chia ra làm 3 khu vực chính là khu vực tiếp khách, khu vực làm việc của nhân viên và khu vực để bàn làm việc của giám đốc.
Thông thường nên để khu vực nơi đặt bàn làm việc giám đốc ở trong cùng, để tạo cảm giác yên tĩnh. Lúc này sếp sẽ dễ dàng để làm việc cũng như đọc các hợp đồng hay đưa ra những quyết định mà không bị chi phối bởi tác nhân ngoại cảnh.
Khu vực làm việc của nhân viên sẽ ở giữa, và đây cũng là khoảng không gian rộng nhất. Ngoài bàn làm việc hãy bố trí thêm một bàn trà chữ nhật để các bạn nhân viên có thể thư giãn uống trà giữa buổi làm.
Bên ngoài cùng là khu vực phòng khách, nên để một bộ bàn ghế nhỏ, bố trí một chậu cây xanh để làm mới không gian phòng khách.
Mặc dù tiêu chí là phân cách khu vực làm việc nhưng hãy phân khu theo không gian mở để không khiến cho thiết kế văn phòng nhà ống bị bí bách.
Thiết kế văn phòng nhà ống với hệ thống nội thất phù hợp
Với mỗi mục đích sử dụng văn phòng khác nhau mà chúng ta sẽ thiết kế các tiện ích tích hợp sao cho hợp lý nhất. Với văn phòng nhà ống thì vấn đề nội thất là khá quan trọng. Việc đưa ra các phương án về chất liệu, kiểu dáng nội thất sẽ góp phần quyết định đến phong cách thiết kế của thương hiệu công ty, doanh nghiệp đó.
Tuy vậy phải cân nhắc và nghiên cứu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định bố trí nội thất. Vì mỗi doanh nghiệp sẽ có ngân sách đầu tư khác nhau. Với công ty quy mô nhỏ khi lựa chọn văn phòng nhà ống nên ưu tiên sự tiết kiệm. Có thể chọn những đồ nội thất có chất liệu là gỗ công nghiệp để tích hợp tiện ích và giảm giá thành tối ưu.
>> Xem thêm: Thiết kế văn phòng du lịch
Thiết kế văn phòng nhà ống bố trí không gian hợp lý
Đây được xem là tiền đề quan trọng giúp cho không gian văn phòng nhà ống trở nên rộng rãi và thẩm mỹ hơn. Không gian sử dụng cần được cân nhắc sắp đặt đồ nội thất sao cho gọn gàng nhất. Đối với nhà ống có diện tích khiêm tốn, việc này thực sự giúp ích được rất nhiều. Việc ưu tiên các đồ nội thất âm tường, đa năng sẽ giúp cảm nhận được không gian thoáng đãng hơn.
Bên cạnh đó chỉ nên đầu tư các hạng mục thiết kế nội thất cơ bản như bàn làm việc, tủ đựng tài liệu để tránh lãng phí không gian. Ngoài ra, hiện nay việc thiết kế văn phòng tích hợp đồ nội thất thông minh cũng được rất nhiều người ưa chuộng. Nó vừa đảm bảo được tối đa công năng sử dụng, vừa tạo nên vẻ đẹp hiện đại sang trọng cho văn phòng làm việc.
Văn phòng nhà ống lưu ý tính chất đặc trưng thương hiệu doanh nghiệp
Mỗi cơ sở doanh nghiệp hay công ty sẽ có cho mình một định hướng phát triển riêng. Đó cũng chính là nét độc đáo giúp khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp hay công ty đó. Vậy để gây ấn tượng mạnh với đối tác, khách hàng và tạo ra không gian làm việc hiệu quả cho nhân viên thì việc đầu tư thiết kế văn phòng nhà ống là rất sáng suốt.
Với một công ty chuyên về lĩnh vực thẩm mỹ hay thiết kế thì đòi hỏi hệ thống nội thất sẽ hoàn toàn khác với những công ty làm về dịch vụ du lịch, tư vấn bán hàng. Mỗi tính chất đặc thù của công ty sẽ góp phần quyết định xem chúng ta nên đầu tư về mặt nội thất sao cho chuyên nghiệp và đúng phong cách.
Trên đây là một số những bí quyết thiết kế văn phòng hoàn hảo và phù hợp với không gian nhà ống. Hy vọng nó sẽ thực sự mang đến lợi ích cho những ai có nhu cầu thiết kế, bố trí nội thất cho văn phòng nhà ống. Văn phòng là bộ mặt của toàn bộ thương hiệu công ty, doanh nghiệp, bởi vậy nên cần đầu tư đúng và hiệu quả. Nó sẽ giúp đơn vị doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công.
Xem thêm: Thiết kế văn phòng 15m2 thông minh và tiết kiệm không gian như thế nào?